Việt Nam thiết lập liên minh tôm quốc tế đầu tiên. Cá tra xông khói dần vững chân trên thị trường. Việt Nam tích cực thúc đẩy thương hiệu tôm trên thị trường thế giới. Hiệp hội cá tra Indonesia thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Ấn Độ chiếm thị phần 38% trên thị trường tôm Mỹ. 

Việt Nam thiết lập liên minh tôm quốc tế đầu tiên

Bốn tên tuổi lớn trong ngành tôm Mỹ bao gồm Aramark, Bon Appettite, Santa Monica Seafoods, Fortune Fish & Gourmet và nhiều nhà sản xuất tôm lớn từ Việt Nam đã hiện diện tại Cà Mau để tham gia lễ ra mắt “Liên minh tôm bền vững Việt Nam”. Liên minh quốc tế này sẽ ghi nhận nỗ lực hợp tác giữa các tác nhân nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tăng các cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm tôm Việt Nam, đặc biệt là sang Mỹ.

Cá tra xông khói dần vững chân trên thị trường

Dư cung cá tra tươi đang là vấn đề lớn nhất của các nông dân tại Riau, Indonesia. Năm 2007, Firman Edy, một nông dân nuôi cá tra tại địa phương này, bắt đầu nghiên cứu chế biến cá tra tươi thành cá tra xông khói như một giải pháp giải quyết tình hình dư cung. Hiện sản lượng cá tra xông khói hàng tuần của ông đạt 3 tấn, đã được bán trên các thị trường Riau, West Sumatera và North Sumatera, cũng như xuất khẩu sang Malaysia. Ông hiện đang tập huấn cho nông dân để giúp ông đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cá tra xông khói.

Việt Nam tích cực thúc đẩy thương hiệu tôm trên thị trường thế giới

Hơn 500 HTX và các công ty nuôi tôm tại ĐBSCL đã tham gia một diễn đàn về “Phát triển thương hiệu tôm Việt Nam” để chia sẻ suy nghĩ của họ về việc định vị tôm Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Diễn đàn thừa nhận rằng ngành tôm đã phát triển chín muồi và cần có một hình ảnh rõ ràng hơn để định vị thế mạnh của ngành. Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới với giá trị sản xuất đạt 3,55 tỷ USD và hiện đặt mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

Hiệp hội cá tra Indonesia thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Hiệp hội những người kinh doanh cá tra Indonesia đang tích cực thúc đẩy tiêu dùng cá tra phile trên thị trường nội địa. “Các chiến dịch thúc đẩy tiêu dùng cá tra rất quan trọng để khuếch đại thị trường nội địa”, theo chủ tịch hiệp hội Imza Hermawan cho hay. “Tăng sản xuất thì dễ nhưng chúng ta cần nghĩ về khả năng hấp thụ của thị trường”. Các thành viên của hiệp hội cũng chung sức triển khai chiến dịch, có kế hoạch cung cấp cá tra phile đông lạnh cho các siêu thị mini tại các thành phố lớn của Indonesia.

Ấn Độ chiếm thị phần 38% trên thị trường tôm Mỹ

Tôm Ấn Độ tiếp tục thống trị thị trường tôm Mỹ khi xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ tăng 14% trong 4 tháng đầu năm 2019, cụ thể tăng từ 65.325 tấn trong cùng kỳ năm 2018 lên 74.743 tấn, theo dữ liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia thuộc Bộ Thương mại Mỹ công bố. Trong 4 tháng đầu năm 2019, thị phần tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ chiếm 38%.

Theo Asian Agribiz
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt