Dịch tả lợn lan đến khu vực chăn nuôi lớn nhất của Việt Nam. New Hope khởi động các dự án chăn nuôi lợn tại Việt Nam. GreenFeed xây dựng nhà máy TACN đầu tiên tại Lào. Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn, giá thịt lợn thế giới trên đà tăng. Ông Đoàn Văn Vươn mở rộng sản xuất vịt biển tại Việt Nam. Dịch tả lợn định hình lại thương mại thịt toàn cầu. Ba ổ dịch tả lợn mới phát hiện tại Campuchia.

Dịch tả lợn lan đến khu vực chăn nuôi lớn nhất của Việt Nam

Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi lợn của Việt Nam, đã chính thức xuất hiện dịch tả lợn (ASF) khi dịch bệnh này phát hiện tại một hộ chăn nuôi ở huyện Trảng Bom. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu con lợn bị nhiễm bệnh nhưng toàn bộ đàn lợn của hộ chăn nuôi này đã bị tiêu hủy. Đồng Nai hiện đang tạm ngừng hoạt động của 3 cơ sở giết mổ trong khu vực có hộ chăn nuôi này và tăng cường thanh tra các cơ sở giết mổ trái phép để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Tổng quy mô đàn lợn tại Đồng Nai hiện là 2,5 triệu con.

New Hope khởi động các dự án chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Tập đoàn New Hope của Trung Quốc vừa khởi công xây dựng một dự án chăn nuôi lợn trị giá 100 triệu USD tại tỉnh Thanh Hóa, bất chấp tình hình dịch bệnh tại khu vực này. Theo Reuters, New Hope có kế hoạch xây dựng 3 nhà máy chăn nuôi lợn tại Thanh Hóa, Bình Phước và Bình Định với tổng giá trị đầu tư 167 triệu USD. Các trại nuôi này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2021, với đầu ra 930.000 con lợn hàng năm.

GreenFeed xây dựng nhà máy TACN đầu tiên tại Lào

Doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm và lợn khép kín của Việt Nam là GreenFeed đã bắt đầu xây dựng nhà máy TACN đầu tiên tại Lào và là nhà máy thứ 9 của doanh nghiệp này. Nhà máy TACN này có trị giá đầu tư 8 triệu USD, dự kiến bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2020, với công suất giai đoạn đầu là 72.000 tấn/năm, tăng lên 150.000 tấn/năm trong giai đoạn 2. GreenFeed cho biết tầm nhìn của tập đoàn là tập trung vào khai phá các thị trường tiềm năng, mới nổi.

Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn, giá thịt lợn thế giới trên đà tăng

Với sản xuất thịt lợn nội địa suy giảm do dịch tả lợn ASF, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đang trên đà tăng. Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận bất chấp việc Trung Quốc áp thuế 62% đối với nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, Trung Quốc vẫn nhập khẩu gần 105.000 tấn thịt lợn trong tháng 3 và tháng 4. Các nhà phân tích ngành nhận thây rằng các nhà cung cấp thịt lợn toàn cầu đang hướng về Trung Quốc, đẩy giá tăng và gây ra nhiều khó khăn cho các nước nhập khẩu thịt lợn ròng như Philippines. “Chúng tôi rất nhạy cảm về giá và không thể cạnh tranh với các nươc khác như Trung Quốc nên đang đối diện với suy giảm đơn hàng xác nhận cho Philippines”, theo Jesus Cham, chủ tịch Hiệp hội các nhà giao dịch và nhập khẩu thịt Philippines cho hay.

Ông Đoàn Văn Vươn mở rộng sản xuất vịt biển tại Việt Nam

Ông Đoàn Văn Vươn là nông dân Việt Nam đầu tiên nhân giống và nuôi thành công vịt biển thương phẩm. Ông cho biết trong năm 2019, ông sẽ tăng quy mô đàn vịt biển từ 5.000 lên ít nhất 7.500 con để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt khi nguồn cung thịt lợn giảm do dịch bệnh bùng phát.

Dịch tả lợn định hình lại thương mại thịt toàn cầu

Đại dịch tả lợn (ASF) tại Trung Quốc sẽ tác động lớn tới thương mại thịt toàn cầu trong những năm tới. Sản xuất thịt lợn dự báo giảm 30 – 50% và nhiều nhà phân tích cho rằng nước này sẽ mất nhiều năm để phục hồi chăn nuôi lợn. “Chúng tôi dự báo Trung Quốc cần 5-7 năm để phục hồi hoạt động chăn nuôi lợn”, theo Arlan Suderman, kinh tế trưởng mảng hàng hóa tại công ty dịch vụ tài chính INTL FCStone. “Đồng thời, một luồng lớn hoạt động sản xuất thịt sẽ dịch chuyển sang các khu vực khác trên thế giới và những nước hưởng lợi lớn nhất có thể là các nhà sản xuất Bắc Mỹ và Nam Mỹ”.

Ba ổ dịch tả lợn mới phát hiện tại Campuchia

Campuchia vừa báo cáo 3 ổ dịch tả lợn mới phát hiện tại tỉnh Rattanakiri. Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Thú y Thế giới cho biết 720 vật nuôi nghi nhiễm bệnh, 306 vật nuôi bị nhiễm bệnh và đã chết. Các báo cáo cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu số lượng vật nuôi nghi nhiễm bệnh có bị tiêu hủy hay không. Đợt dịch này nâng tổng số đợt phát hiện dịch, tất cả tập trung tại tỉnh Rattanakiri, lên 7 đợt. Trong tổng số 2.605 lợn nghi nhiễm dịch, 1979 con bị nhiễm bệnh và chết, 212 con đã bị tiêu hủy. Campuchia báo cáo đợt dịch đầu tiên vào ngày 3/4 vừa qua.

Theo Asian Agribiz
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt