Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu nâng doanh thu các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý (GI) lên hơn 30 tỷ Baht trong 5 năm tới, đồng thời thúc đẩy kết nối các địa điểm có chỉ dẫn địa lý sản phẩm với các hoạt động du lịch. Doanh thu các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý đạt 4 tỷ Baht trong năm 2018, tăng từ 3,7 tỷ trong năm 2017.

Thosapone Dansuputra, lãnh đạo Bộ Tài sản Trí tuệ, cho biết cơ quan này đang hợp tác với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm bản địa độc đáo, để gia tăng giá trị, đăng ký chỉ dẫn địa lý, qua đó tăng thu nhập cho cộng đồng. Cơ quan này cũng đang tích cực xúc tiến các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý hiện nay, hiện đã được đăng ký và phê duyệt bởi Bộ Thương mại.

GI là chứng nhận riêng biệt được sử dụng để xác nhận một sản phẩm xuất phát từ một vùng xác định của một nước, vùng hoặc địa phương cụ thể hoặc các đặc trưng xuất phát từ đó và có tính chất độc đáo. Chứng nhận này phản ánh các tính chất và chất lượng độc nhất của sản phẩm, qua đó thúc đẩy giá trị thị trường của sản phẩm tại các nước phát triển. Ông Thosapone cho biết Thái Lan sở hữu dồi dào sự đa dạng văn hóa, các nguồn lực, sự thông thái và tính thủ công địa phương.

Thái Lan có rất nhiều các sản phẩm độc đáo có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý, bao gồm thực phẩm, trái cây và đồ thủ công. Cơ quan này cũng đã phê chuẩn các chứng nhận GI cho 103 các sản phẩm bản địa tại 67 tỉnh. “Trong một động thái nhằm tăng doanh thu trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu, cơ quan sở hữu trí tuệ đang thuyết phục các cộng đồng tại mỗi tỉnh đề xuất các sản phẩm bản địa để đánh giá chất lượng theo các hướng dẫn về chỉ dẫn địa lý”, ông Thosapone cho biết. “Bộ cũng đang hợp tác với Cơ quan Du lịch Thái Lan để phát triển các tuyến du lịch kết nối các sản phẩm GI với các nước láng giềng để tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương”.

Ông Thosapone cho rằng Thái Lan có tiềm năng gia tăng thêm hàng trăm sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, xét đến nền tảng sản xuất nông nghiệp và thủ công của nước này. Thái Land dứng đầu tại ASEAN về hàng hóa có chỉ dẫn địa lý và được chứng nhận địa phương, trong khi Việt Nam đứng thứ hai với 70 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Cơ quan này đang kêu gọi các nhà quản trị tại mỗi tỉnh thành lập các hội đồng để tiến hành xúc tiến và quản lý chất lượng chỉ dẫn địa lý để bảo vệ các sản phẩm GI.

Thái Lan có đăng ký GI cho gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, cà phê Doi Chaang và Doi Tung, và gạo Sangyod Muang Phatthalung Rice tại EU; lụa Thái dệt kim tuyến tại Ấn Độ và Indonesial và sợi lụa Thái bản địa Isan (Isan Indigenous Thai Silk Yarn) tại Việt Nam. Thái Lan cũng đã nộp các hồ sơ GI cho gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, me ngọt Phetchabun và dưa Tubtim Siam Pak Phanang tại Trung Quốc; cà phê Doi Tung và Doi Chaang, và dứa  Hauymon của Uttaradit tại Nhật Bảnl me ngọt Phetchabun và nhãn sấy vàng Lamphun tại Việt Nam; và cà phê Doi Tung tại Campuchia.

16 sản phẩm nước ngoài đã đăng ký chỉ dẫn địa lý với Thái Lan, phần lớn từ Ý, Việt Nam và Pháp. 9 hồ sơ đăng ký của các sản phẩm ngoại nhập đang trong quá trình giải quyết như nho từ California, rượu brandy Pisco từ Chile, các loại phô mai Grana Padano và Asiago từ Ý, và thịt bò Kobe từ Nhật Bản.

Amnat Tuntrakul, chủ tịch Pineapple Grower Enterprise Group, một nhà sản xuất loại dứa bản địa Phulae và Nanglae, cho biết chứng nhận chỉ dẫn địa lý giúp tăng giá 2 sản phẩm địa phương này. Dứa Phulae và Nanglae của Chiang Rai được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ Bộ Thương mại Thái Lan vào năm 2006.

Trước khi đăng ký chỉ dẫn địa lý GI, dứa Phulae có giá trung bình 4 Baht/kg năm 2004. Sau khi đăng ký, giá tăng lên tới 10 – 20 Baht/kg trước khi chạm mốc kỷ lục 25 Baht/kg trong giai đoạn thiếu nguồn cung.

Dứa Phulae và Nanglae được trồng chủ yếu tại 3 khu vực chính của quận Muang: Tha Sud, Nang Lae và Ban Du, được cho là khởi nguồn của 2 loại trái cây này. “Vấn đề đối với dứa Phulea có chứng nhận xuất xứ là dư cung, do dứa còn được trồng ở các khu vực ngoài các khu vực có đăng ký trên”, ông Amnat cho hay. “Quan trọng hơn, các sản phẩm này không thuộc phạm vi có chứng nhận GI và có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Những người trồng dứa tại các khu vực trên phải nhận ra vấn đề này và hợp tác với nhau để bảo vệ hai sản phẩm độc đáo này, để duy trì và bảo vệ thương hiệu GI trong dài hạn.

Theo Bangkok Post
Admin

Ba hiệp hội – hội sản xuất nông nghiệp Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký GI tại Nhật Bản

Bài trước

Ấn Độ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 5 loại vùng cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc