Xu hướng và dự báo

Các nhà xuất khẩu gạo châu Á đang châm ngòi cho một cuộc chiến về giá

Châu Á đang diễn ra một cuộc đua xuất khẩu gạo khi các nước sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam tăng cường các nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu thông qua hỗ trợ nông dân, một số bộ phận nông dân đang được khuyến khích tăng sản xuất. Nhưng cuộc cạnh tranh này đang gây sức ép ngày càng lón lên giá, dẫn đến ngay cả những người chiến thắng có thể cũng ngậm ngùi.

 

Thái Lan, từng duy trì vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong hơn 3 thập kỷ, nnay đang phải đối mặt với triển vọng u ám hơn và có khả năng tiếp tục bước lùi trên bảng xếp hạng này. Xuất khẩu gạo Thái Lan giảm xuống còn 11 triệu tấn năm 2018 so với 11,6 triệu tấn năm 2017 và có thể giảm mạnh xuống còn 10 triệu tấn trong năm 2019, theo Bộ Thương mại Thái Lan, cơ qua chuyên trách ngành gạo nước này dự đoán. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thậm chí còn bi quan hơn khi cho rằng xuất khẩu gạo năm 2019 có thể giảm xuống còn 9 – 9,5 triệu tấn, chủ yếu do các rủi ro bên ngoài.

 

Năm 2017, chính phủ Thái Lan tìm cách tận dụng nhu cầu cao trên thị trường quốc tế để giảm kho dự trữ gạo công khổng lồ của nước này, di sản do cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra để lại do chương trình trợ cấp ngành gạo. Sau khi bà Yingluck lên nắm quyền năm 2011, chính phủ của bà đã bắt đầu mua lượng gạo lớn từ nông dân với mức giá rất cao so với thị trường, sau đó để gạo trong kho với mục đích giảm nguồn cung gạo thế giới và đẩy giá gạo tăng.

 

 

Bà Yingluck bị lật đổ bởi chính quyền quân sự hiện nay vào năm 2014, sau đó phải rời khỏi nước trong 3 năm trước khi bị tuyên án 5 năm tù do vận hành sai các chương trình trợ cấp ngành gạo. Giữa bối cảnh đó, Thái Lan thất bại trong việc dự báo cạnh tranh ngành càng tăng từ Ấn Độ, Việt Nam và các nước khác.

 

Tại Ấn Độ, nơi nông dân là bộ phận cử tri chính, thủ tướng Narendra Modi đang cóp nhặt một bài trong trò chơi của bà Yingluck. Các cuộc bầu cử phổ thông sẽ được tiến hành vào tháng 5, và 2 tháng trước, chính quyền ông Modi thông báo trợ cấp 5% cho xuất khẩu gạo thường non-basmati. Chính sách này sẽ kéo dài đến hết tháng 3, cung là một nỗ lực để tăng xuất khẩu gạo, giảm tồn kho gạo đang ngày càng tăng bằng cách đẩy giá gạo Ấn Độ xuống mức cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu 5% là một phần trong Cơ chế Xuất khẩu Hàng hóa Ấn Độ (Merchandise Exports from India Scheme – MEIS). Các nhà cung cấp gạo sẽ nhận một chứng nhận có thể sử dụng để trả các khoản thuế phí cho chính phủ. Nếu một thương nhân xuất khẩu gạo trị giá 1.000 USD, họ sẽ nhận được chứng nhận MEIS trị giá 50 USD có thể sử dụng để trả thuế. Trong một số thời điểm năm 2018, hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đổ về thủ đô của Ấn Độ để đòi xóa nợ và giá nông sản cao hơn. Chính phủ, không thể để cơn nóng giận này tồn tại quá lâu trước thời gian bầu cử phổ thông, đã thông báo hàng loạt các chương trình phúc lợi cho nông dân, ngoài chương trình hỗ trơj giá tối thiểu.

 

Tại Việt Nam, xuất khẩu gạo năm 2018 tăng 6% so với năm 2017 lên 6,15 triệu tấn. Bất chấp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh, các cánh đồng lúa vẫn bao phủ khoảng 60% đất nông nghiệp Việt Nam. SẢn xuất gạo là sinh kế chính cho gần 9 triệu hộ nông nghiệp tại Việt Nam.

 

Với ngày càng nhiều các nước châu Á có ý định tăng bán gạo tồn kho ra thị trường thế giới, một cuộc chiến về giá đang manh nha hình thành. Giá xuất khẩu gạo thường Thái Lan đã giảm 9% từ tháng 1/2019 xuống còn khoảng 400 USD/tấn. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đang gặp khó khăn khi đồng Baht mạnh lên và buộc phải nâng giá bán bằng đồng USD để tránh thu lỗ khi thanh toán cho nông dân bằng đồng Baht.

 

Bất chấp giá gạo giảm trong năm 2018, giá gạo thường Thái Lan vẫn cao hơn nhiều so với giá gạo Việt cùng loại, hiện đang ở mức khoảng 380 USD/tấn và loại gạo tương tự tại Ấn Độ, hiện đang vào khoảng 372 USD/tấn. Hơn nữa, tình hình chính trị tại Indonesia, khách hàng chính của gạo Thái Lan, cũng đang không có lợi cho các nhà xuất khẩu Thái Lan.

 

Năm 2018, chính phủ Indonesia, dưới áp lực từ đảng cầm quyết trước cuộc bầu cử, đã nhập khẩu tới 3 triệu tấn gạo. Nước này thường chỉ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo hàng năm. Động thái trên rõ ràng nhằm tránh tình trạng thiếu nguồn cung gạo, có thể dẫn tới chi phí sinh hoạt tăng và ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định của người bỏ phiếu. “Điều này nghĩa là Indonesia đang có dự trữ gạo dồi dào và sẽ không nhập khẩu thêm gạo trong năm 2019”, theo một nhà chức trách trong Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái nhận định.

 

 

Với diễn biến giá gạo thường giảm, các nước sản xuất gạo châu Á đang dịch chuyển sang các loại gạo chất lượng cao để bảo toàn lợi nhuận. “Chúng tôi sẽ không tập trung vào số lượng mà vào chất lượng”, theo phát biểu của ông Adul Chotinisakorn, tổng giám đốc cơ quan ngoại thương Thái Lan. “Chúng tôi sẽ không xuất khẩu gạo thường thêm nữa nhưng đặt mục tiêu thâm nhập và phân khúc thị trường cao với các loại gạo cao cấp”. Chính phủ Thái Lan đang tìm cách thúc đẩy doanh số gạo cao cấp Thái Lan sang các nhà hàng cao cấp tại Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Trung Đông và châu Âu.

 

Việt Nam cũng đang có cùng định hướng. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam đang dịch chuyển sang chất lượng và GTGT. Trong phát biểu tại Hà Nội hồi tháng trước, ông Huệ chỉ ra tầm quan trọng của thúc đẩy sản xuất an toàn và sử dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, các chính phủ nước này vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng để đảm bảo các ngành lúa gạo nội địa chuyển sang gạo chất lượng cao.

 

Các nhà xuất khẩu cho biết giá gạo cao cấp Thái Lan tăng mạnh trong vài năm qua do nguồn cung giảm, vượt mốc 1.000 USD/tấn so với khoảng 700 – 800 USD/tấn trước khi nhu cầu đối với gạo chất lượng cao hơn tăng. Gạo cao cấp Thái Lan được tìm kiếm bởi hình dáng dài, mềm cơm và mùi thơm dễ chịu. Nhưng loại gạo này chỉ sản xuất được ở một số khu vực nhất định ở vùng đồng bằng miền đông bắc Thái Lan. Điều này dẫn đến tính độc quyền của sản phẩm được phản ánh trong giá cao. Trong năm 2019 và những năm tiếp theo, sản xuất dự báo giảm do nông dân tăng bán ra khi giá cao và chỉ để lại ít lúa giống cho các vụ tiếp theo. “Diễn biến này tạo ra một vấn đề lớn hơn”, theo ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. “Nó phá hủy tiêu chuẩn chất lượng và cuối cùng sẽ kéo lùi xuất khẩu gạo Thái Lan”.

 

Theo Nikkei Asia

Admin

Gạo Việt bỏ giá thầu thấp nhất trong cuộc đấu thầu 300.000 tấn của Indonesia

Bài trước

Tín hiệu tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc