Chè không nằm trong số 5.745 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10% gần đây và có thể sẽ không lọt vào danh sách áp thuế, nhưng các nhà bán buôn chè đang cân nhắc các lựa chọn của họ. Trung Quốc đã ngay lập tức trả đũa Mỹ bằng các sắc thuế từ 5 – 10% đối với gói hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD và hủy các cuộc họp thảo luận giải quyết cuộc chiến thương mại đang khiến thế giới ngày càng lo lắng. 5.207 sản phẩm mà Trung Quốc đưa vào danh sách bao gồm cà phê, nước rau quả nhưng không có sản phẩm nào rơi vào bảng mã HS 0902 (chè).

Chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ Peter Goggi cho rằng “việc áp thuế đối với mặt hàng chè có thể không xảy ra. Ngành chè đang tăng trưởng tại Mỹ nhưng chưa đủ lớn để phải sử dụng biện pháp bảo hộ thuế”, ông Goggi nhấn mạnh. “Trong khi thị trường chè Mỹ đang phát triển, phần lớn các khu vực sản xuất chè của Mỹ còn nhỏ và mang tính thủ công, không thể ở vị thế có thể thay thế nguồn cung chè từ Trung Quốc”.

Trung Quốc xuất khẩu hơn 360.000 tấn chè hàng năm, trong đó hơn 21.000 tấn xuất khẩu sang Mỹ. Như vậy, thị trường Mỹ chỉ chiếm 5,9% xuất khẩu chè của Trung Quốc và 0,825% tổng sản lượng chè của nước này, ông Goggi cho biết. “Thị trường chè nhỏ đến mức cả hai nền kinh tế lớn này đều không quan tâm và một chính sách thuế áp dụng với thương mại chè không có tác động đáng kể nên chúng tôi hy vọng chè sẽ thoát khỏi cuộc chiến thương mại hiện nay, xét đến khía cạnh kinh tế của mặt hàng này”, ông Aaron Vick, một nhà giao dịch chè cấp cao của The G.S Haly Co., một công ty nhập khẩu chè tại thành phố Redwood, California.

Các chiến thuật ngắn hạn

Các chính sách thuế tạo ra các động lực trái ngược: một mặt thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trước khi chính sách thuế có hiệu lực và mặt khác, chính sách thuế cao khuyến khích việc tìm kiếm các thị trường thay thế.

Manjiv Jayakumar, giám đốc điều hành tại ƯTrade Tea & Herbs, cho biết  công ty của ông “đang có hàng loạt các cuộc thảo luận với nhiều khách hàng về các chiến lược tốt nhất để giải quyết rủi ro thuế về chuỗi cung ứng cụ thể mà họ kết nối với Trung Quốc. “Một số trong các chiến lược này có thể hữu dụng trong ngắn hạn và giảm chi phí chè, đảm bảo nguồn cung chè ổn định”, ông cho biết. “Nhưng thực tế là bất cứ chính sách nào cũng chỉ có thể hữu ích trong ngắn hạn và có chi phí – rủi ro riêng, nên tất cả chỉ là những chiến thuật tốt theo thời điểm. Về dài hạn, phát triển các lựa chọn thay thế cho nguồn cung từ Trung Quốc sẽ là một quá trình chậm chạp và có thể tốn kém hơn, xét đến một số nguồn cung chè đặc sản mà Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là xét đến quy mô sản xuất của họ”.

Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới và tính đến năm ngoái, vẫn là nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, trị giá 1,6 tỷ USD. Trung Quốc áp đảo về xuất khẩu chè xanh nhưng người Bắc Mỹ phần lớn đều ưa chuộng chè đen.

Vòng đấu tới

Chính sách áp thuế 10% ngay lập tức đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD của chính phủ Mỹ, kèm với lời đe dọa tăng thuế lên 25% từ tháng 1/2019. Chính sách áp thuế đầu tiên áp dụng đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD đối với kim loại thô và thành phảm, máy móc công nghiệp và linh kiện, tối thiểu hóa tác động tiêu cực tới người tiêu dùng, ngay sau đó là chính sách thuế đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc phản ứng tương tự và tương đương, nhắm vào đậu tương, khí tự nhiên, máy giặt và xe hơi, tránh các hàng dân dụng tiêu dùng hàng ngày. Vòng đối đầu mới nhất đưa xe đạp, đồ nội thật và các hàng hóa dân dụng thông thường vào danh sách. Dù vậy, một số ngoại lệ vẫn có như ghế xe hơi, bút đồ chơi và các sản phẩm an toàn.

Đợt leo thang mới nhất và khả năng vòng đấu thứ 4 sẽ phần lớn kéo các hàng tiêu dùng phổ thông vào cuộc chiến, làm giảm sức mua của các hộ gia đình Mỹ. Tổng thống Trump tuyên bố ông đang xem xét thuế đối với gói hàng hóa bổ sung trị giá 276 tỷ USD hàng hóa, một động thái sẽ đưa gần như toàn bộ các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào cuộc chiến thuế.

Các chính sách thuế hiện đã bao trùm khoảng một nửa tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc mà Mỹ nhập khẩu là 517 tỷ USD. Nền kinh tế Trung Quốc không phụ thuộc vào xuất khẩu như nhiều người nghĩ. Năm 2017, toàn bộ giá trị hàng hóa xuất khẩu chỉchiếm 18,5% tổng GDP của Trung Quốc, giảm từ tỷ lệ 35% trong năm 2007. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 130 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong năm 2017, chỉ chiếm 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước này. Đẩy cao cuộc chiến có thể sẽ kéo theo việc sử dụng tất cả các biện pháp đối kháng trả đũa. “Tôi chưa từng thấy một biện pháp nào dữ dội hơn việc áp thuế phổ cập 10% như vòng đối đầu vừa rồi”, theo John Smith, phó chủ tịch tại Henry P.Thomson, tại Gladstone, New Jersey. “Câu hỏi là các động thái này sẽ có tác động gì lên lãi suất, chi phí tồn kho và các chi phí vận chuyển khác sẽ tính vào chi phí hàng bán và các chi phí gia tăng này sẽ lạm vào bất cứ lợi ích nào từ thương mại trực tiếp”.

Ông Vick cho rằng ngay cả khi chính sách thuế áp dụng cho chè, “chè là mặt hàng có thừoi hạn sử dụng dài và đây sẽ là một trong những tài sản có giá trị nhất của mặt hàng này: mặc dù tất cả các nhà môi giới quay vòng hàng theo lịch trình hàng năm, phần lớn chè đen có thể dự trữ trong vòng 2 năm mà không thay đổi nhiều về chất lượng nếu ở trong điều kiện bảo quản phù hợp. Ngoài ra, các tiêu chuẩn hiện đại về đóng gói và việc triển khai các tiêu chuẩn ở tất cả các giai đoạn bảo quản chè: trong quá trình vận chuyển trên biển, bảo quản lô lớn và bảo quản lô bán lẻ”. “Mọi hoạt động thương mại đang thay đổi nhưng chè vẫn đang trong nhóm an toàn”, theo Shengyuan Chen, giám đốc điều hành First Tea North America, chi nhánh bán buôn tại Mỹ của Zhejiang Tea Company. Công ty cũng đang tăng dự trữ chè tại nhà kho Lyndhurst ở New Jersey.

Động thái này là do “dự báo về chính sách sắp tới của tổng thống Donald Trump có thể khuyến khích sức mua tiềm năng của thị trường”, ông Chen nhận định. “Về dài hạn, các chính sách thuế này sẽ gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế, qua đó làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Từ khía cạnh này, tôi tin rằng ngành kinh doanh chè cũng sẽ bị tác động trong tương lai nếu cuộc chiến thương mại tiếp diễn”, bà Chen nhận định.

“Do Mỹ không có ngành sản xuất chè để cạnh tranh thương mại với Trung Quốc, bất cứ chính sách thuế nào áp dụng lên chè Trung Quốc cũng sẽ không phải động thái bảo vệ  mà rõ ràng là một đòn tấn công vào sản phẩm mang tính biểu tượng truyền thống – niềm tự hào của Trung Quốc”, ông Vick chia sẻ. “Hành vi này sẽ không chỉ khiến quan hệ công chúng trở nên tồi tệ trên trường quốc tế mà còn chính tại quê nhà: Vì sao lại kéo ngành bán lẻ chè của Mỹ và một trận chiến mà không có một ngành sản xuất nội địa để bảo vệ? “, ông hỏi. “Động thái này sẽ không mang lại lợi ích gì cho các nhà môi giới, các nhà bán buôn và bán lẻ Mỹ”.

“Tồn tại 129 năm trong ngành này dạy cho chúng tôi không hoảng loạn; hoạt động kinh doanh này là một con đường khá ổn định mà tất cả chúng tôi đã xây dựng”, ông nhận định. “Các kinh nghiệm của chúng tôi với nguồn cung và biến động giá cho thấy các khách hàng bán buôn của chúng tôi đủ sành để biết sự thật này. Trước đây, họ thường tiếp tục kinh doanh như thông thường, tâm lý mua hàng từ khách hàng thay vì thu hẹp kinh doanh”.

Theo World Tea News
Admin

Thị trường chè toàn cầu gặp khó khi nhu cầu tăng mạnh nhưng gián đoạn nguồn cung

Bài trước

FAO xác định “cuộc cách mạng trong văn hóa trà” là nền tảng để mở rộng thị trường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chè