Ngũ cốc

Campuchia tăng cường năng lực chế biến trước thu hoạch vụ mới

Ba nhà kho và cơ sở sấy lúa mới chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tháng 7/2018, giúp Campuchia tăng cường năng lực xuất khẩu, mặc dù Bộ Nông nghiệp Campuchia cho rằng ngành lúa gạo vẫn cần thêm nhiều công suất chế biến bảo quản để đáp ứng nhu cầu.

Được xây dựng tại các tỉnh Kampong Thom, Prey Veng và Takeo, các nhà máy này có công suất chế biến 500.000 tấn lúa tươi/nhà máy và có thể sấy 1.500 tấn gạo/ngày. Ngân hàng phát triển nông thôn (RDB) đã cung cấp các khoản vay 15 triệu USD cho 2 công ty là Khmer Food và Amru Rice để xây dựng các kho bảo quản lúa gạo. Động thái này nhằm giảm nhẹ áp lực lên nông dân và các nhà chế biến khi nguồn cung tăng nhanh trong giai đoạn thu hoạch rộ.

Ông Song Saran, CEO của Amru Rice, cho biết họ đã nhận khoản vay 5 triệu USD hồi cuối năm 2017 để xây dựng nhà máy trên diện tích 2,5ha đất tại tỉnh Kampong Thom. Công ty cũng tự gây vốn 3 triệu USD để xây dựng 6 nhà kho bổ sung trên khu đất này. “Hiện chúng tôi đang lắp đặt trang thiết bị và thử nghiệm để sẵn sàng cho vụ thu hoạch tới”, ông cho hay, nhấn mạnh rằng hệ thống bảo quản chế biến này đóng vai trò rất quan trọng trong giảm luồng lúa buộc phải vận chuyển sang các nước láng giềng để chế biến.

Kim Savuth, phó chủ tịch Liên đoàn Gạo Campuchia kiêm CEO của Khmer Foods, nhận được 10 triệu USD trong gói tín dụng của RDB để xây dựng các nhà máy tại các tỉnh Prey Veng và Takeo, cũng cho biết các nhà máy của công ty sẽ sẵn sàng cho mùa thu hoạch tới. “Các cơ sở bảo quản và sấy lúa của chúng tôi đã hoàn thành 90% tại Takeo và chuẩn bị hoàn thiện tại Prey Veng”, ông cho hay. “Chúng tôi có kế hoạch xử lý lượng lúa trong mùa thu hoạch tới, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu”, ông cho biết thêm việc xây dựng các kho bảo quản và sấy lúa rất quan trọng nếu ngành gạo Campuchia kỳ vọng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế về giá khi tham gia các hợp đồng G2G.

Hồi đầu tháng 5/2018, Bộ Nông nghiệp đã khánh thành một nhà kho bảo quản gạo do chính phủ Hàn Quốc tài trợ vốn tại tỉnh Kampong Cham. Có chi phí 2,8 triệu USD, kho bảo quản này có công suất sấy 80 tấn/h và bảo quản 600 tấn gạo, theo Hean Vanhan, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Campuchia cho hay. “Đây là giải pháp cho nông dân, giúp họ không còn lo lắng về bảo quản và phải bán lúa qua biên giới cho các quốc gia láng giềng, mặc dù ngành lúa gạo Campuchia vẫn cần thêm kho và nhà máy sấy để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa gạo”, ông nhận định.

Hồi đầu năm 2017, RDB đã cung cấp khoản vay 15 triệu USD lãi suất thấp cho Thanakea Srov (Kampuchea) Plc, tổ chức vận hành Ngân hàng gạo Campuchia, để mở rộng kho bảo quản gạo tại tỉnh Battambang, dự kiến hoàn thành trong năm 2018. Nhà kho này được cho là kho bảo quản lớn thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên có công suất bảo quản 200.000 tấn lúa tươi và chế biến 3.000 tấn lúa/ngày.

Theo Phnom Penh Post
Admin

Xuất khẩu gạo Campuchia tăng trong nửa đầu năm 2020

Bài trước

Tín hiệu tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc