Thịt

Tin vắn nổi bật Hội chợ Thủy sản Brussells

Hội chợ Thủy sản Brussells bắt đầu với giá cá cao, giá tôm thấp. Cụ thể, tại thời điểm này, giá các loại cá chủ lực trên thị trường thủy sản quốc tế, như cá hồi, cá thịt trắng và cá ngừ, đều đang ở mức cao. Giá cá Pollock Nga H&G cũng đang tăng. Giá cá ngừ tại Bangkok cũng đang tăng. Xu hướng chủ đạo là cầu vượt cung. Tuy nhiên, tình hình đối với tôm tương đối trái ngược. Giá tôm tại các nước cung cấp chính như Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan đều đang giảm.

Ecuador ký thỏa thuận thương mại tự do với EFTA, ra mắt thương hiệu cá ngừ mới

Ecuador chuẩn bị ký thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, vào ngày 1/6 tới, theo Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Ecuador Pablo Campana cho biết. Thỏa thuận này sẽ cho phép xuất khẩu tôm và cá ngừ Ecuador vào các nước EFTA với thuế bằng ), mặc dù cần nhấn mạnh rằng chỉ các thủy sản đánh bắt bởi tàu treo cờ Ecuador mới đủ điều kiện hưởng ưu đãi này.

Trong suốt triển lãm thủy sản Brussels, Ecuador cũng cho ra mắt một thương hiệu cá ngừ mới. Giống các thương hiệu quốc tế khác, như cà phê Colombia, thương hiệu “Ecuador Premium” sẽ xác định vị thế cá ngừ sản xuất bởi Ecuador trên phạm vi quốc tế.

Năm 2017, Ecuador là nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ hai thế giới, chiếm thị phần 14% nguồn cung cá ngừ thế giới, ông Campana cho biết. Ecuador cũng đặt mục tiêu tăng cường các thỏa thuận thương mại với Mỹ, đồng thời đang đàm phán một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc cùng các nước khác.

CP Prima không chắc về mốc đáy giá tôm

Nhà sản xuất tôm lớn của Indonesia Proteina Prima (CP Prima) cho biết hiện không rõ khi nào giá tôm thế giới sẽ chạm đáy nhưng hiện giá tôm đang ở mức rất thấp, có thể làm giảm động lực thả nuôi vụ tới. Trong những tháng gần đây, giá tôm liên tục giảm mạnh. Theo ông Arianto Yohan, giám đốc của CP Prima, các nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu mức chiết khấu 10 – 20%.

Tại Indonesia, giá tôm nguyên liệu tăng, giá tôm cổng trại hiện ở mức 68.000 – 70.000 Rupiah/kg, tương đương $4.89-$5.04/kg đối với loại tôm cỡ 50 con/kg, nguyên đầu nguyên bỏ (HOSO). “Giá tôm thế giới đang tương đương với mức giá trước khi dịch bệnh tôm chết sớm bùng phát năm 2013. Giá tôm đã đi trọn một chu kỳ giá”.

Dự báo điều gì xảy ra sắp tới rất khó, ông nhận định. “Chúng tôi cố gắng dự báo giá năm 2017. Chúng tôi đã nghĩ rằng giá tôm sẽ tiếp tục tăng nhưng thực tế là giá tôm lại giảm”.

Nông dân tại Indonesia có thể sẽ giảm thả nuôi do giá tôm giảm, mặc dù vẫn còn chưa rõ liệu mức giảm là bao nhiêu. “Họ có thể bắt đầu thả nuôi sau 1 tháng nữa hoặc hơn. Hoặc họ có thể giảm mật độ thả nuôi”, theo Irwan Tirtariyadi, giám đốc điều hành tại CP Prima cho hay. “Thực tế phụ thuộc vào năng suất nuôi. Các khu vực có các vấn đề với dịch bệnh thì hoạt động thả nuôi thật sự có thể không sinh lời”.

Năm 2017, Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ. Theo Yohan, điều này nghĩa là động thái giá của Indonesia sẽ theo sau Ấn Độ - nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, ông Yohan cho biết doanh nghiệp của ông cung cấp tương đối cho đa dạng khách hàng và không phụ thuộc quá nhiều vào một người mua hoặc một thị trường.

Alibaba: Tiêu dùng thủy sản Trung Quốc vượt thịt lợn

Hấp thụ protein động vật của người Trung Quốc từ thủy sản đã vượt thịt lợn – loại thịt được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc, theo thông tin từ Alibaba – công ty thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Tại hội thảo về thị trường Trung Quốc tại Triển lãm Thủy sản Brussels, sàn thương mại điện tử chuyên thực phẩm tươi Tmall Fresh của Alibaba cho biết hấp thụ protein thủy sản đã chạm mức 9 triệu tấn chỉ trong tháng 9/2017, lần đầu tiên vượt qua mức hâp thụ protein từ thịt lợn.

Thông tin này rất quan trọng bởi vì, theo Rabobank, xấp xỉ 50% chăn nuôi lợn toàn cầu tập trung tại Trung Quốc – nơi thịt lợn đã trở thành một nguyên liệu cổ truyền trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Tmall Fresh không cho biết sản phẩm thủy sản nào được ưa chuộng nhất, mặc dù si da jia yu, hay “loại cá bốn nhà” của Trung Quốc – cá chép đầu đen, cá chép cỏ, và cá chép đầu to có thể là những ứng cử viên tiềm năng nhất. Năm 2015, Trung Quốc sản xuất hơn 17 triệu tấn cá chép, theo Niên giám Thủy sản Trung Quốc năm 2016 cho thấy.

Tuy nhiên, Wang Li, phó tổng giám đốc điều hành  East China Seas, một doanh nghiệp thương mại thủy sản tại Trung Quốc, cho rằng tôm mới là loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc, hơn cả thịt gà và thịt bò. Gần đây, công ty tôm lớn nhất Trung Quốc là Zhanjiang Guolian Aquatic Products cho biết tiêu dùng tôm của Trung Quốc sẽ vượt 2 triệu tấn đến năm 2020.

Tmall Fresh nhấn mạnh rằng kết quả trên cho thấy “thúc đẩy phát triển các sản phẩm thủy sản bền vững và có trách nhiệm trở thành vấn đề chung của tất cả các nước trên thế giới”.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Trung Quốc sản xuất 69 triệu tấn thủy sản trong năm 2016, mặc dù con số này có thể đã bị thổi phồng.

70% thủy sản nuôi bán trên Tmall Fresh có chứng nhận GAA

Hơn 70% thủy sản nuôi bán trên trang thương mại điện tử Trung Quốc Tmall Fresh trong năm 2017 được chứng nhận GAA – theo bài thuyết trình của Alibaba tại triển lãm thủy sản Brussels.

Theo Tmall Fresh, sàn thương mại điện tử chuyên thực phẩm tươi của Alibaba, xúc tiến thủy sản bền vững và có trách nhiệm là “vấn đề chung của tất cả các nước trên thế giới. Chúng tôi muốn giáo dục cho khách hàng cách sử dụng GAA và MSC và muốn họ tin tưởng vào hiệp hội hoặc các tiêu chuẩn”, theo Joanna Zheng, giám đốc giao dịch tại Tmall Fresh nhấn mạnh.

Nhu cầu thủy sản tại Trung Quốc đang tăng đồng thời với nhu cầu đang tăng đối với thủy sản nhập khẩu, bao gồm thủy sản nuôi như cá tra Việt Nam.

Theo Undercurrent News
Admin

Alibaba tiếp tục “o bế” mạnh cho trái cây Thái Lan

Bài trước

Các nhà sản xuất trái cây Thái Lan đổ bộ hàng loạt lên các nền tảng kinh doanh trực tuyến

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt