Năm 2017, sản xuất bột cá và dầu cá tăng trên phạm vi toàn cầu. Peru và Chile hưởng lợi từ sự phục hồi của nguồn lợi cá cơm. Các nước Bắc Âu cũng tăng sản lượng khai thác cá nước nổi dành cho sản xuất bột cá và dầu cá. Mùa khai thác cá cơm đầu tiên tại Peru thuận lợi và mùa khai thác thứ hai đáng lẽ bắt đầu từ tháng 11/2017 nhưng do sự xuất hiện dày đặc của các đàn cá con nên hoạt động khai thác thủy sản bị cấm trong thời gian còn lại của năm 2017. Yếu tố bất ổn của nguồn cung đang đẩy giá bột cá và dầu cá trên thị trường quốc tế tăng.

Sản xuất

Mùa khai thác cá cơm đầu tiên tại Peru bắt đầu vào tháng 4/2017 và đạt sản lượng chiếm 85% tổng hạn ngạch được phép khai thác, lên tới 2,4 triệu tấn. Đây được xem là một chỉ báo tích cực cho thấy El Nino thực sự kết thúc và sự phục hồi nguồn lợi cá cơm.

Chính phủ Peru đặt hạn ngạch khai thác cho mùa thứ 2 của năm 2017 là 1,49 triệu tấn và hoạt động khai thác bắt đầu từ 23/11/2017. Mức hạn ngạch này thấp hơn dự kiến của thị trường. Do sự xuất hiện dày đặc của các đàn cá nhỏ nên mùa khai thác cá cơm thứ hai của Peru tạm ngừng sau khi mới bắt đầu được 10 ngày. Hiện các nhà chức trách đang đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng về việc khi nào hoạt động khai thác thương mại được bắt đầu lại.

Quyết định đóng cửa khai thác mùa cá cơm thứ hai của Peru do sự xuất hiện của đàn cá con lớn đã châm ngòi cho sự bất bình của ngư dân – những người nghi ngờ tính hợp lý của quyết định này. Nhìn chung, thị trường lo ngại về sản lượng bột cá và dầu cá trong thời gian tới. Một số công ty Peru đã ngừng ký hợp đồng bán trước do triển vọng không rõ ràng của nguồn cung nguyên liệu thô.

Trước khi có thông báo đóng cửa mùa khai thác cá cơm thứ hai, thị trường kỳ vọng hạn ngạch khai thác sẽ là 1,5 – 2 triệu tấn, dẫn đến việc giá bột cá và dầu cá giảm. Tuy nhiên, do triển vọng u ám của khai thác cá cơm hiện nay, giá bột cá và dầu cá toàn cầu đang đảo chiều theo khuynh hướng tăng.

Hưởng lợi từ sản lượng khai thác cao trong năm 2017, sản xuất bột cá Peru tăng trong 9 tháng đầu năm 2017, đạt 733.500 tấn, tăng 133% so với cùng kỳ năm 2016. Do hoạt động khai thác vụ cá cơm thứ hại không được nối lại cho tới tận đầu năm 2018, sản lượng bột cá trên có thể coi là tổng sản lượng bột cá của Peru trong năm 2017.

Các nhà sản xuất bột cá lớn khác cũng có sản lượng tăng trong năm 2017 là Chile (49%), Đan Mạch và Na Uy (+31,5%). Sản xuất bột cá của Chile tăng lên 262.700 tấn trong năm 2017, chủ yếu sử dụng nội tạng cá hồi và cá cơm làm nguyên liệu thô. Các nước Bắc Âu cũng tăng sản xuất bột cá nhờ nguồn cung nguyên liệu thô từ một số loại cá khác tăng. Sản lượng lươn cát của Đan Mạch tăng 10 lần trong năm 2017 so với năm 2016; sản lượng cá ốt vảy từ Iceland, sản lượng cá trích và lươn cát từ Na Uy cũng góp phần làm tăn gnguồn cung, với sản lượng đạt tổng cộng 296.500 tấn.

Sản lượng dầu cá của Peru tăng gấp đôi từ 51.600 tấn năm 2016 lên 103.300 tấn trong năm 2017, xét trong 9 tháng đầu mỗi năm. Sản lượng dầu cá của Chile cũng tăng 52% trong cùng kỳ so sánh lên 88.500 tấn.

Xuất khẩu

Peru là nhà sản xuất – xuất khẩu chính các sản phẩm bột cá – dầu cá của thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu bột cá của Peru đạt 953.000 tấn, tăng 72% so với năm 2016. Gần 80% xuất khẩu bột cá của Peru dành cho thị trường Trung Quốc. Việt Nam và Nhật Bản lần lượt chiếm 5% và 4% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Peru.

Nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới là Đan Mạch, với phần lớn thị trường xuất khẩu tập trung tại châu Âu, tới các nước có nuôi cá biển, cụ thể là Na Uy (cá hồi), Hy Lạp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ (cá vược và cá tráp).

Xuất khẩu dầu cá của Peru trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 146.300 tấn, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2016. Đan Mạch và Trung Quốc là các thị trường chính của các sản phẩm này.

Các thị trường

Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm bột cá và dầu cá, chủ yếu dành cho ngành nuôi trồng thủy sản rất lớn của nước này. Trung Quốc chiếm hơn 60% sản lượng các loại thủy sản nuôi trồng của thế giới trong những năm gần đây.

Do giá bột cá và dầu cá trong nửa đầu năm 2017 tương đối thấp, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn bột cá, hiện đang bảo quản tại các cảng ven biển của Liêu Ninh, Sơn Đông và Chiết Giang. Có báo cáo cho hay tồn kho bột cá tại Trung Quốc chạm mức hơn 200.000 tấn vào giữa năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu bột cá của Trung Quốc đạt 1,36 triệu tấn, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016 và gấp 10 lần so với Na Uy, nước nhập khẩu bột cá lớn thứ 2 thế giới. Peru là nhà cung cấp bột cá lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm xấp xỉ 60% kim ngạch nhập khẩu bột cá của Trung Quốc.

Từ năm 2015, Việt Nam cũng trở thành một nhà cung cấp bột cá lớn cho thị trường Trung Quốc. Tại Việt Nam, các phần nội tạng và phần thừa từ chế biến phile cá tra được sử dụng để sản xuất bột cá.

Nhập khẩu bột cá của Na Uy tăng nhẹ từ 129.500 tấn trong năm 2016 lên 133.700 tấn năm 2017. Hoạt động nuôi cá hồi diễn ra ổn định trong năm 2017 và không có bất kỳ cú shock cung lớn nào, dẫn đến nhu cầu đối với bột cá và dầu cá ổn định tại thị trường này.

Giá bột cá và dầu cá

Mùa khai thác cá cơm đầu năm 2017 diễn ra thuận lợi đã mang lại niềm tin cho thị trường và kỳ vọng lớn cho kết quả khai thác cá cơm mùa hai. Hạn ngạch khai thác cá cơm vụ hai thấp hơn dự báo đang dẫn tới giá bột cá và dầu cá đi theo khuynh hướng tăng trên thị trường thế giới.

Theo Globefish
Admin

Nhu cầu bột cá và dầu cá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Bài trước

Thị trường bột cá toàn cầu chậm lại do nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt