Bất chấp kết quả hoạt động kinh doanh không mấy sáng sủa trong nửa đầu năm 2017, các nhà sản xuất lốp xe vẫn lạc quan về triển vọng lợi nhuận trong nửa cuối năm và cả năm tài khóa 2017.

Trong số 12 nhà sản xuất lốp xe lớn trên thế giới được giao dịch đại chúng có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2017, 9 nhà sản xuất có doanh thu hoạt dộng giảm, với phần lớn cho biết nguyên nhân là do giá nguyên liệu cao – chủ yếu do giá cao su tự nhiên tăng cao. Lợi nhuận biên hoạt động tổng cộng của 9 công ty này trong nửa đầu năm 2017 đạt 12,1%, giảm 3 điểm so với cùng kỳ năm 2016. Kêt quả lợi nhuận giảm mực dù doanh thu tăng đối với phần lớn các nhà sản xuất lốp xe này.

Chi phí tăng khiến phần lớn các công ty lốp xe phải tăng giá trên nhiều thị trường, trong một số trường hợp, tăng giá gấp 2 lần kể từ cuối năm 2016. Giá phần lớn các sản phẩm lốp xe tăng từ 4 – 9%.

Trong một động thái riêng rẽ, Bridgestone Corp., Continental A.G., Cooper Tire & Rubber Co., Group Michelin, Nokian Tyres P.L.C., Titan International Inc., Toyo Tire & Rubber Co. Ltd. và Yokohama Rubber Co. Ltd. đồng loạt nâng dự báo lợi nhuận nửa cuối năm 2017 sau khi công bố kết quả lợi nhuận nửa đầu năm.

Tâm lý lạc quan này xuất phát chủ yếu từ dự báo chi phí nguyên liệu thô là cao su tự nhiên đã bình ổn và có khuynh hướng giảm.

Mặt khác, Goodyear hạ dự báo doanh thu hoạt động trong nửa cuối năm 2017 do các thách thức trên thị trường toàn cầu. Kumho Tire Co. Inc. — hiện là đối tượng thâu tóm của công ty Trung Quốc Qingdao Doublestar Tire Co. Ltd. — và Pirelli & C. S.p.A.  vẫn chưa báo cáo.  Nexen Tire Co. Ltd. không đưa ra bất cứ dự báo cụ thể nào cho nửa cuối năm 2017.

Sau khi thảo luận với các cổ đông về dự báo lợi nhuận trong năm 2017 sẽ giảm so với năm 2016, Bridgestone đã điều chỉnh tăng dự báo, mặc dù vẫn không bằng với tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2016 đạt 13,5%.

Bridgestone dự báo doanh số lốp xe tả nhẹ/xe khách tăng 5% và doanh số lốp xe bus/xe tải tăng từ 6 – 10%. Tại Bắc Mỹ, nhu cầu lốp xe tải nhẹ/xe khách sẽ đi ngang so với năm 2016 đối với cả sản xuất mới và thay thế, trong khi tăng trưởng nhu cầu lốp xe tải tiếp tục đạt 6 – 10%.

Michelin cho biết tác động tiêu cực trong cả năm của chi phí nguyên liệu thô có thể lên đến 860 triệu USD, nhưng công ty kỳ vọng sẽ bù đắp được thông qua quản lý giá và nắm giữ lợi nhuận của các mảng kinh doanh không chịu tác động của yếu tố này.

Do tăng trưởng doanh số tốt trong nửa đầu năm 2017, Continental dự báo lợi nhuận doanh thu của hãng trong năm tài khóa 2017 sẽ đạt gần 550 triệu USD và xác nhận mức lãi hồi nửa đầu năm. “Hoạt động kinh doanh với các công nghệ đổi mới, mang tính hỗ trợ và tự động hóa cao, kết nối tốt và hiệu quả một lần nữa đã mang lại tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình thị trường toàn cầu đối với phna khúc xe hách và xe tải hạng nhẹ”, theo phát biểu của ông Elmar Degenhart, giám đốc điều hành của Continental.

Tuy nhiên, ông Degenhart cũng cho rằng tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, với các bất ổn kinh tế và chính trị gây ảnh hưởng tiêu cực lên các hoạt động thị trường. “Trong vài năm qua, chúng tôi đã liên tục cải thiện sự năng động – đã mang lại lợi ích lớn cho chúng tôi trong thời gian qua”, ông cho biết thêm.

Chủ tịch kiêm CEO của Goodyear Richard Kramer phát biểu trước các cổ đông, “bất chấp các thách thức trong ngắn hạn, tôi không giảm lạc quan về khả năng đưa các ưu tiên chiến lược của chúng ta vào các khuynh hướng lớn của ngành”. Trong cả năm 2017, Goodyear dự báo doanh số sẽ giảm khoảng 3,5% so với năm 2016 và doanh thu hoạt nhập giảm xuống còn 1,6 – 1,65 tỷ USD, giảm so với mức 2 tỷ USD hồi năm ngoái.

Sumitomo nâng dự báo lợi nhuận lên 26% bất chấp đã phải trải qua suy giảm tăng trưởng 2 chữ số trong nửa đầu năm 2017. Dự báo điều chỉnh trên dựa vào giá nguyên liệu thô giảm, thị trường tiền tệ ổn định và kinh tế tại các thị trường chính đang phục hồi dần trong nửa cuối năm 2017.

Ban quản lý của Yokohama đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm 2017 từ tháng 2 thêm 5%, đạt khoảng 455 triệu USD.

Cooper vẫn đang neo dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm ở mức 8 – 10%, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận ở phân khúc lốp xe cao cấp.

“Ngành lốp xe tiếp tục đối mặt với thách thức trên thị trường Mỹ do biến động chi phí nguyên liệu thô, xu hướng doanh thu bán lẻ yếu ớt, tồn kho cao trong các kênh phân phối và bối cảnh khuyến mại hiện nay”, theo chủ tịch kiêm CEO Brad Hughes của Cooper nhận định. Dù vậy, ông vẫn giữ sự lạc quan khi kết quả kinh doanh quý 2 cải thiện so với quý 1.

Trong cả năm tài khóa 2017, Toyo dự báo mảng kinh doanh lốp xe sẽ mang về doanh thu 2,88 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2016 và cao hơn 1,6% so với dự báo hồi đầu năm của hãng. Doanh thu hoạt động được dự báo tăng 9% so với năm 2016. Toyo tăng dự báo dựa trên các nhận định về chi phí nguyên liệu thô giảm trong nửa cuối năm 2017.

Nokian dự báo tăng trưởng doanh thu hoạt động 5% cho cả năm 2017 và tổng doanh thu tăng ít nhất 10% so với năm 2016.

Doanh thu của Titan cải thiện – công ty đã có quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng mạnh sau 4 năm liên tục suy yếu – là cơ sở để chủ tịch kiêm CEO Paul Reitz của hãng này lạc quan về năm 2018. Ông Reitz cho biết Titan nhận thấy cơ hội “sử dụng chuyên môn kỹ thuật và sản xuất lốp xe để mở rộng sang các hoạt động sản xuất có liên quan mà không cần tăng thêm nhiều đầu tư bổ sung”.

Bảng dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2017:

Doanh thu hoạt động của Bridgestone giảm 7,3% xuống còn 1,8 tỷ USD, dù doanh thu tăng 5,8% lên 15,5 tỷ USD, làm giảm tỷ suất doanh thu hoạt dọng trên tổng doanh thu xuống còn 11,6%. Lợi nhuận ròng tăng 6,9% lên 1,17 tỷ USD. Phân khúc lốp xe báo cáo các kết quả tương tự, với lợi nhuận hoạt động giảm 6,7% xuống còn 1,65 tỷ USD, trong khi doanh thu tăng 6,4% xuống còn 12,8%. Trên toàn cầu, doanh số lốp xe tải nhẹ/xe khách tăng 3%, với doanh số lốp xe cỡ lớn (từ 18 inches trở lên) tăng 20%. Doanh số lốp xe radial xe tải/bus tăng 9%.

Bridgestone cho biết doanh số bán lốp xe tải hạng nhẹ/xe khách tại Bắc Mỹ giảm nhưng doanh số lốp xe bus/tải tăng mạnh so với năm 2016. Trên thị trường toàn cầu, doanh số bán lốp xe cỡ lớn và cực lớn OTR tăng lần lượt 45% và 15% so với năm 2016. Doanh thu ròng của Bridgestone tại Bắc Mỹ tăng 5% lên 7,68 tỷ USD, nhưng doanh thu hoạt động tại khu vực này lại giảm 12,9% xuống còn 802 triệu USD.

Doanh thu hoạch động của Michelin giảm 0,9% xuống còn 1,51 tỷ USD do chi phí nguyên liệu thô tăng. Trong khi đó, tổng doanh thu tăng 7,5% lên gần 12 tỷ USD, chủ yếu do doanh số bán lốp xe chuyên dụng tăng mạnh 16% về lượng và doanh số bán xe lốp xe khách tăng 3%. Doanh số lốp xe tải ổn định. Lợi nhuận rọng tăng 12,2% lên 935 triệu USD. “Kết quả hoạt động kinh nửa đầu năm 2017 của Michelin rất tốt, đúng theo lộ trình 2020 của chúng tôi”, theo phát biểu của CEO Michelin Jean-Dominique Senard.

Michelin cho rằng tăng trưởng doanh thu trong nửa đầu năm 2017 là do hợp nhất doanh thu từ nhà sản xuất lốp xe hai bánh Brazil Levorin (400 triệu USD), hiệu ứng chiến lược giá (157 triệu USD) và hiệu ứng tỷ giá thuận lợi (215 triệu USD).

Mảng kinh doanh lốp xe tải hạng nhẹ/xe khách của Michelin tăng 5,9% về tổng doanh thu nhưng doanh thu hoạt động lại giảm 1,7%. Doanh thu lốp xe tải tăng 4,6% bất chấp tăng trưởng chậm lại trong quý 2. Doanh thu hoạt động giảm 20,5%. Trong khi đó, doanh thu mảng kinh doanh lốp xe chuyên dụng tăng mạnh 19,5% trong khi tăng trưởng doanh số cũng đạt 16%, đặc biệt là lốp xe tải khai khoáng và lốp xe địa hình, lốp xe dùng trong nông nghiệp. Doanh thu hoạt động tăng mạnh 20,1%.

Doanh thu hoạt động của Goodyear giảm 21,3% do các hiệu ứng tiêu cực của chi phí nguyên liệu tăng và doanh số giảm. Doanh số giảm trong cả hai quý vừa qua, khi doanh nghiệp sản xuất lốp xe tại châu Âu này nhận định là “cạnh tranh tăng và nhu cầu lốp xe mùa hè giảm”. Chủ tịch kiêm CEO Kramer của hãng cho biết các kết quả này “phản ánh tác động của chi phí nguyên liệu thô biến động và môi trường cạnh tranh ngày càng tăng, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu”. Ông Kramer nhận định nửa đầu năm 2017 là một giai đoạn bất thường với nhu cầu thay thế yếu,, bất chấp các chỉ số thuận lợi như số km chạy xe, giá nhiên liệu và tình hình thất nghiệp.

Doanh thu hoạt động giảm xuống còn 746 triệu USD trong khi tổng doanh thu giảm 2,4% xuống còn 7,39 tỷ USD, làm giảm 10% lợi nhuận hoạt động của hãng. Doanh số giảm 10% xuống còn 37,4 triệu chiếc trên toàn cầu, một phần là do OE giảm và tăng cạnh tranh trên thị trường Mỹ đối với lốp xe cỡ từ 16 inch trở xuống.

Continental cũng có doanh thu hoạt động giảm nhẹ trong nửa đầu năm 2017 bất chấp tổng doanh thu tăng. Continental cho rằng chi phí nguyên liệu thô cao cho cả các nhà sản xuất lốp xe lẫn các doanh nghiệp cao su làm lợi nhuận giảm, nhưng áp lực chi phí đang có xu hướng giảm. Doanh thu hoạt động trước thuế của Continental giảm 2,2% xuống còn 9,9% nhờ doanh thu tăng, đưa tỷ suất doanh thu hoạt động trên tổng doanh thu đạt 14,9%.

Doanh thu hoạt động của Continental mảng lốp xe giảm 15,2% trong khi tổng doanh thu tăng 3,9%. Continental cho biết doanh thu lốp xe tải hạng nhẹ/xe khách giảm nhẹ, nhưng doanh thu lốp xe thay thế tăng. Doanh thu các sản phẩm lốp thương mại tăng 10%. Continental dự báo nhu cầu thế giới đối với lốp xe tải hạng nhẹ/xe khách và lốp xe tải thương mại hạng nặng/hạng trung sẽ tăng lần lượt 2% và 3% trong năm 2017. Doanh thu hoạt động và doanh thu ròng của Sumitomo giảm lần lượt 27,1% và 31% trong nửa đầu năm 2017, do giá nguyên liệu thô tăng vọt.

Nhờ tăng trưởng vững trong hoạt động kinh doanh lốp xe, doanh thu của SRI trong nửa đầu năm 2017 tăng 12,4%, đẩy tỷ số doanh thu hoạt động trên tổng doanh thu giảm xuống còn gần 5,3%. Doanh thu hoạt động của SRI giảm gần 35,7%, trong khi tổng doanh thu tăng 13,1%. SRI cho rằng kết quả doanh thu tăng tốt hơn dự báo nhờ thị trường lốp xe thay thế nội địa, doanh số hậu mãi tăng tại Bắc Mỹ và châu Âu, trong khi hoạt động OE vững tại Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi nhuận hoạt động của Hankook giảm 22,4%, trong khi tổng doanh thu giảm 1,4%. Hankook cho rằng lợi nhuận giảm là do chi phí nguyên liệu thô tăng nhưng không bình luận về lý do doanh thu giảm. Hankook nhấn mạnh rằng doanh thu lốp xe siêu cấp tăng trong nửa đầu năm 2017, giúp tăng tỷ trọng của loại lốp xe này trong tổng doanh thu lên gần 37%.

Yokohama có tăng trưởng doanh thu hoạt động và tổng doanh thu đều ở mức 2 con số nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu đều tăng và lợi ích của Alliance Tire Group (ATG). Doanh thu hoạt động của Yokohama tăng 16,8% và tổng doanh thu tăng 15,9%, duy trì tỷ suất doanh thu hoạt động ở mức 5,9%. Lợi nhuận tăng nhờ doanh thu tăng, giá lốp xe tăng tại Nhật Bản trong tháng 4, đồng Yên Nhật yếu so với các đồng tiền khác.

Doanh thu hoạt động mảng lốp xe của Yokohama tăng 8,9% trong khi tổng doanh thu tăng 6,4%. Yokohama nhấn mạnh tăng trưởng mạnh trong nhu cầu OE, đặc biệt là tại Trung Quốc, Bắc Mỹ, và Nga. Mảng kinh doanh lốp xe thay thế tăng cả về lượng và giá trị.

Phân khúc ATG cũng như thị trường OTR có diễn biến tiêu cực nhưng đang có những dấu hiệu phục hồi và doanh thu đáp ứng kỳ vọng của ban quản lý. Giá ngũ cốc toàn cầu vẫn ở mức thấp, gây áp lực lên nhu cầu đối với lốp xe chuyên dụng nông nghiệp.

Doanh thu hoạt động của Cooper giảm 38,5% trong khi tổng doanh thu chỉ giảm 1,9%. Cooper cho rằng nguyên nhân là do hiệu ứng tiêu cực của giá nguyên liệu thô tăng và chi phí sản xuất tăng, doanh số bán giảm, khiến lợi nhuận giảm. Mặc dù vậy, Cooper có doanh số bán ra tăng mạnh tại Mỹ Latin và châu Á, cũng như tăng doanh số bán lốp xe bus và xe tải radial.

Cooper cho rằng nửa đầu năm 2017, thị trường cạnh tranh mạnh về giá và các công ty đều tăng mạnh khuyến mại”. Trong nửa cuối năm 2017, Cooper dự báo tình hình hiện tại sẽ kéo dài sang quý 3. Cooper sẽ duy trì lượng tồn kho theo nhu cầu.

Doanh thu hoạt động của Toyo giảm 16,7% dù tổng doanh thu tăng 3%, làm giảm tỷ số lợi nhuận hoạt động trên doanh thu xuống 11,4%. Lợi nhuận của Toyo trong nửa đầu năm 2017 đạt 98,5 triệu USD do giá nguyên liệu thô tăng.

Trong khi đó, Nokian có tăng trưởng 2 côn số trong doanh thu và lợi nhuận hoạt động nhờ kết quả kinh doanh vững chắc ở tất cả các thị trường chính.

Tập đoàn Phần Lan này phản ứng trước nhu cầu tăng bằng cách tăng cường sản xuất tại các nhà máy ở Vsevolozhsk, Nga và Nokia, Phần Lan, đồng thời bổ sung một dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Nga.

Titan đang gặp báo động đỏ về doanh thu và lợi nhuận hoạt động trong nửa đầu năm 2017, mặc dù cho biết lợi nhuận quý 2/2017 tăng 52,6%, tổng doanh thu tăng 10,4%. Chủ tịch kiêm CEO của Titan Paul Reitz vẫn bày tỏ dự báo lạc quan trong năm 2018 và cho biết mảng kinh doanh lốp xe chuyên dụng trong nông nghiệp tăng 18% trong quý 2/2017 và ban quản lý đang theo dõi sát sao điều kiện thị trường liên quan đến các hoạt động khai mỏ và xây dựng.

Theo Tire Business
Admin

Doanh nghiệp cao su dự báo tương lai tích cực hơn

Bài trước

Xuất khẩu và giá cao su tăng trong 2 tháng đầu năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su