Sữa

Tin vắn ngành sữa khu vực châu Á Thái Bình Dương ngày 5/9

Philippines đặt mục tiêu tự cung tự cấp sữa trong 5 năm tới. Nhập khẩu sữa bột tăng gấp đôi, gây lo lắng cho nông dân Bangladesh. Các nhà máy a2 Milk tăng cường thâm nhập Đông Nam Á. Vinamilk tận dụng lợi thế của AEC. Frisian Flag Indonesia tự động hóa dây chuyền đóng gói. Laos’s F&F Organic đầu tư vào dự án sữa khép kín. Sữa bổ sung hương vị có chỗ đứng tại thị trường Ấn Độ. Fonterra tấn công thị trường phô mai của châu Á.

Philippines đặt mục tiêu tự cung tự cấp sữa trong 5 năm tới

Ngành sữa Philippines sẽ nỗ lực tăng sản xuất sữa thêm 10% và đạt mục tiêu tự cung tự cấp trong vòng 5 năm. Theo Isidro Albano  của Liên đoàn ngành sữa Philippines, ngành sữa sẽ đối mặt với thách thức sản xuất 99% nguồn cung sữa nội địa. Hiện các nhà sản xuất Philippines chiếm 1% tổng nhu cầu nội địa, khi hoạt động sản xuất chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu. Mục tiêu đạt tự cung tự cấp bao gồm tăng quy mô đàn, nhập khẩu giống gia súc sản xuất sữa như Girolando và chăm sóc đúng cách đàn gia súc sản xuất sữa.

Nhập khẩu sữa bột tăng gấp đôi, gây lo lắng cho nông dân Bangladesh

Bangladesh tăng gấp đôi nhập khẩu sữa bột, chủ yếu do tăng sử dụng trong công nghiệp và tiêu dùng hộ gia đình. Nhập khẩu trung bình hàng năm năm 2015 – 16 tăng lên 104.000 tấn, theo Tổng cục Thống kê Bangladesh. “Chính phủ nên tăng cường động lực để thúc đẩy sản xuất và chế biến nội địa”, theo Kamruzzman Kamal, giám đốc marketing tại Pran-RFL Group. “Tăng nhập khẩu là rào cản chính cho ngành sữa. Chúng tôi đang kêu gọi chính phủ thành lập các nhà máy sản xuất sữa bột và đảm bảo hoạt động marketing đúng đắn cho sữa sản xuất nội địa”, Mohammad Imran Hossain, chủ tịch Hiệp hội nông dân sản xuất sữa Bangladesh. Số lượng trang trại sữa được đăng ký tăng lên 1,2 triệu tấn trong năm 2015 – 16, so với sản lượng 79.942 tấn năm 2010 – 11.

Các nhà máy a2 Milk tăng cường thâm nhập Đông Nam Á

Công ty sữa niêm yết tại Úc a2 Milk đang mở rộng để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á, với lễ khai trương mở bán sữa tươi tại 44 siêu thị và cửa hàng thực phẩm cao cấp tại Singapore. Peter Nathan, giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của a2 Milk, có kế hoạch sử dụng Singapore và các sản phẩm sữa tươi làm bàn đạp cho công ty mở rộng sang các thị trường láng giềng, bao gồm Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Công ty kỳ vọng bán ít nhất 100.000 lít sữa chuyên chở bằng máy bay tại Singapore vào năm 2017-18. Điểm quan trọng mở ra cơ hội cho sữa của a2 tại châu Á nằm ở thành phần protein trong sữa đến từ những con bò được tuyển chọn thay vì công thức thông thường a1 và a2 beta-casein, giải quyết vấn đề của nhiều người gặp rắc rối về tiêu hóa khi sử dụng sữa tươi.

Vinamilk tận dụng lợi thế của AEC

Việt Nam, công ty sữa lớn nhất Việt Nam, đang tìm cách tận dụng lơi thế kinh doanh trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Bà Mai Kiều Liên, CEO Vinamilk, cho biết công ty sẵn sàng đốn nhận cạnh tranh trong ngành sữa bởi điều này tốt cho cả công ty lẫn người tiêu dùng, nhờ có nhiều lựa chọn và giá cả tốt hơn. Về ngắn hạn, công ty có kế hoạch tiếp tục mở rộng các nhà máy sữa và trang trại sản xuất sữa, bao gồm các trang trại hữu cơ, để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng. Vinamilk cũng đang tìm kiếm các cơ hội M&A để mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Tại Đông Nam Á, các sản phẩm của Vinamilk đã hiện diện tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Philippines. Ngoài 13 nhà máy tại Việt Nam, Vinamilk đã đầu tư vào một nhà máy tại New Zealand, và 1 tại Phnompenh. Năm 2016, Vinamilk báo cáo tổng doanh thu đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2015.

Frisian Flag Indonesia tự động hóa dây chuyền đóng gói

Frisian Flag Indonesia, thuộc Tập đoàn sữa quốc tế Hà Lan Friesland Campina, đã đưa rô bốt vào sử dụng, sau khi bổ sung tự động hóa toàn bộ 16 dây chuyền đóng gói tại nhà máy Pasar Rebo. Các quy trình sản xuất hoạt động dựa trên các nguyên tắc 4 không: không tai nạn, không sự cố, không chất thải và không thất thoát. Các nguyên tắc này mang lại năng suất, tính hiệu quả và các yếu tố quan trọng về an toàn khi đầu tư vào thiết bị mới. Johannes Althuisius, quản lý dự án, nhấn mạnh: “Trước đây, nhà máy đóng gói thường rất đông đúc và rất khó để quản lý nhiều người”. Chi phí lao động cũng là một mối lo. Hàng năm tại Indonesia, lương tối thiểu tăng từ 10 -15%. “Chúng tôi nhận thấy cần phải cơ giới hóa và tự động hóa giải pháp đóng gói”.

Laos’s F&F Organic đầu tư vào dự án sữa khép kín

Công ty Laos’s F&F Organic cho biết đã đầu tư hơn 2,5 triệu USD vào một dự án sản xuất sữa khép kín theo một khoản vay 30 năm. Dự án này liên quan đến xây dựng nhà máy sữa, một trang trại bò sữa và xúc tiến trồng mía đường tại Lamam. Thỏa thuận về phát triển dự án đã được ông Thongkham Manyvong, giám đốc Cơ quan Kế hoạch và đầu tư tỉnh Xekong và Zhen Xi Ting, chủ tịch của F&F Organic Company ký kết gần đây.

Sữa bổ sung hương vị có chỗ đứng tại thị trường Ấn Độ

Phân khúc sữa bổ sung hương vị đóng gói đang ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây tại Ấn Độ, mang lại nhiều tiềm năng đổi mới. Nghiên cứu mới từ Mintel cho biết các sản phẩm sữa bổ sung hương vị chiếm 43% số sản phẩm mới được ra mắt tại Ấn Độ trong năm 2016, tăng từ mức chỉ 20% trong năm 2012. Khi số lượng các sản phẩm sữa có bổ sung hương vị ngày càng tăng, doanh số bán cũng tăng theo. Nghiên cứu của Mintel cho thấy doanh số bán lẻ sữa bổ sung hương vị tại Ấn Độ đã đạt 72 triệu lít vào năm 2015, trong khi giá trị bán lẻ tăng đến 40%, đạt 125 triệu USD.

Fonterra tấn công thị trường phô mai của châu Á

Fonterra của New Zealand đang chi 112 triệu USD vào 2 nhà máy phô mai mới để đáp ứng nhu cầu tại châu Á. Dự án 2 giai đoạn tại Darfield – Canterburry sẽ hoàn thành nhà máy đầu tiên vào năm 2018 và nhà máy thứ 2 sẽ hoàn thành sau đó 2 năm. Grant Watson, giám đốc mảng dịch vụ thực phẩm toàn cầu của Fonterra, cho biết nhu cầu ngày càng tăng đối với phô mai, bơ và UTH cùng với những thay đổi trong diễn biến tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang giảm tiêu dùng dầu thực vật và tăng sử dụng các sản phẩm từ sữa trong nấu nướng. “Tại các thị trường như Trung Quốc, nơi sữa không phải là thực phẩm truyền thống thiết yếu, người tiêu dùng có ít kiến thức về cách sử dụng các sản phẩm từ sữa và chúng tôi đang nhận thấy tính linh hoạt trong ứng dụng các sản phẩm từ sữa của họ”, ông Watson phát biểu.

Theo Asian Agribiz
Admin

Nhu cầu kho lạnh tăng cùng với sự phổ biến của thương mại điện tử

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 22/10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Sữa